Thứ tư, 24-4-2024 - 14:0 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thông tin thị trường thép Mỹ tháng 8/2018 

 Thứ tư, 12-9-2018

AsemconnectVietnam - Giá thép tại Mỹ quay đầu giảm sau nhiều tháng tăng vọt. Giá thép cuộn cán nóng giảm xuống mức thấp nhất 3,5 tháng do các nhà máy giảm giá, nhu cầu tiêu thụ yếu. Giá thép cuộn dây cán nóng giảm 7,25 USD/tấn ngắn (1 tấn ngắn=907,18 kg) xuống 894 USD/tấn ngắn, giảm 2,9% so với mức cao của tháng 7/2018 trong khi giá thép cuộn cán nguội giảm 3,75 USD/tấn ngắn xuống 1.000 USD/tấn ngắn.

Nhập khẩu
Thép HRC: Thống kê sơ bộ từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong tháng 6/2018 nước này đã nhập khẩu khoảng 152.000 tấn thép cuộn cán nóng, giảm 26,6% so với tháng trước đó, cũng giảm 26,5% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, nhập khẩu từ Canada đạt 49.000 tấn, giảm so với 124.000 tấn tháng trước đó, cũng giảm so với 64.000 tấn cùng tháng năm ngoái, từ Hàn Quốc đạt 28.000 tấn, từ Nhật Bản đạt 25.000 tấn, từ Mexico đạt 11.000 tấn, từ Đức đạt 9.200 tấn, từ Serbia đạt 7.900 tấn.
Thép OCTG: Theo số liệu sơ bộ từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong tháng 6/2018, nước này nhập khẩu khoảng 179.000 tấn thép ống dẫn dầu (OCTG), giảm 24,8% so với tháng trước đó cũng giảm 40,1% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 47.000 tấn, giảm so với 20.000 tấn tháng trước đó, cũng giảm so với 101.000 tấn cùng tháng năm ngoái; từ Áo đạt 25.000 tấn; từ Nga đạt 19.000 tấn; từ Mexico đạt 17.000 tấn; từ Đài Loan đạt 14.000 tấn; từ Canada đạt 11.000 tấn.
Thép cuộn và tấm: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong tháng 6/2018, nước này đã nhập khẩu khoảng 96.000 tấn thép cuộn và tấm, giảm 33,9% so với tháng trước đó, cũng giảm 29,1% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, nhập khẩu từ Canada đạt 47.000 tấn, giảm so với 90.000 tấn tháng trước đó và giảm so với 53.000 tấn cùng tháng năm ngoái; từ Đức đạt 9.700 tấn; từ Mexico đạt 6.200 tấn;từ Hàn Quốc đạt 5.300 tấn; từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 4.200 tấn; từ Nhật Bản đạt 4.100 tấn.
Thép cuộn: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết nhập khẩu thép cuộn của nước này trong tháng 6/2018 đạt 71.000 tấn, giảm 41,1% so với tháng trước đó và giảm 53,7% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, Canada là thị trường cung cấp hàng đầu đạt 29.000 tấn, giảm so với 44.000 tấn tháng trước đó và giảm 31.000 tấn tháng 6/2017; Nhật Bản đứng thứ 2 với 14.000 tấn; Brazil thứ ba với khoảng 13.000 tấn; các nước khác đạt khoảng 14.000 tấn.
Thép CRC: Số liệu thống kê sơ bộ từ Bộ Thương mại (DOC), trong tháng 6/2018 Mỹ đã nhập khẩu khoảng 134.000 tấn thép cuộn cán nguội, giảm 17,1% so với tháng trước đó, và giảm 46,5% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, nhập khẩu từ Canada đạt 33.000 tấn, giảm so với 37.000 tấn tháng trước đó, nhưng tăng so với 30.000 tấn cùng tháng năm ngoái; từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 28.000 tấn; từ Việt Nam đạt 19.000 tấn; từ Mexico đạt 12.000 tấn; từ Đức đạt 7.600 tấn; từ Thái Lan đạt 5.700 tấn.
Thép thanh cán nóng: Thống kê sơ bộ từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 6/2018 nước này đã nhập khẩu khoảng 77.000 tấn thép thanh cán nóng, giảm 18,7% so với tháng trước đó và giảm 45,9% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, nhập khẩu từ Canada đạt 29.000 tấn, giảm so với 46.000 tháng trước đó, cũng giảm so với 44.000 tấn cùng tháng năm ngoái; từ Nhật Bản đạt 15.000 tấn; từ Pháp đạt 7.300 tấn; từ Đức đạt 6.900 tấn; từ Trung Quốc đạt 6.800 tấn.
Gang: Trong nửa đầu năm 2018, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gang, trong số đó nhập khẩu từ Nga và Ukraine tăng mạnh. Nhập khẩu từ Nga đạt 1,6 triệu tấn, chiếm 53% trong tổng nhập khẩu, từ Ukraine đạt 910.000 tấn, chiếm 31%. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Brazil giảm 20% xuống còn 337.000 tấn, chiếm 11% trong tổng số.Trong tháng 6/2018, Mỹ nhập khẩu khoảng 591.000 tấn gang, trong số đó Nga đạt 333.000 tấn; Ukraine đạt 152.000 tấn; Brazil đạt 72.000 tấn; và Nam Phi đạt 32.000 tấn.
Thép phế liệu: Trong nửa đầu năm 2018, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn thép phế liệu. Trong số đó, nhập khẩu từ Canada đạt 1,7 triệu tấn; từ Mexico đạt 288.000 tấn;từ Anh đạt 150.000 tấn; từ Hà Lan đạt 135.000 tấn; từ Thụy Điển đạt 120.000 tấn. Năm cảng nhập khẩu thép phế liệu hàng đầu của Mỹ bao gồm Port of Detroit, Seattle, New Orleans, Buffalo và Laredo, với mức 747.000 tấn, 410.000 tấn, 326.000 tấn, 284.000 tấn và 167.000 tấn theo thứ tự lần lượt.
Xuất khẩu
Thép phế liệu: Trong tháng 6/2018, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 1,25 triệu tấn thép phế liệu, giảm 24,7% so với tháng trước đó, cũng giảm 1,2% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico đạt 154.000 tấn, giảm 30,1% so với tháng trước đó và giảm 17,2% so với cùng tháng năm ngoái; sang Đài Loan đạt 150.000 tấn; sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 147.000 tấn; sang Canada đạt 130.000 tấn; sang Hàn Quốc đạt 129.000 tấn.
Thép:  Theo Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 6/2018 Mỹ đã xuất khẩu khoảng 830.000 tấn thép, tăng 6,5% so với tháng trước đó cũng tăng 0,3% so với cùng tháng năm ngoái.Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm 107.000 tấn thép mạ kẽm nhúng nóng, 83.000 tấn thép tấm dài (CTL), 61.000 tấn thép thanh cán nóng, 58.000 tấn thép tấm cán nóng và 46.000 tấn thanh cốt thép.
Thép HDG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Mỹ trong tháng 6/2018 đạt 107.000 tấn, giảm 7,6% so với tháng trước đó và giảm 5,1% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, Canada là thị trường hàng đầu với khoảng 64.000 tấn, tăng so với 63.000 tấn tháng trước đó và tăng so với 60.000 tấn cùng tháng năm ngoái; Mexico là thị trường thứ hai với khoảng 41.000 tấn; các thị trường khác đạt tổng cộng khoảng 1.000 tấn.
Thép thanh cán nóng: Theo thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 6/2018 nước này đã xuất khẩu khoảng 61.000 tấn thép thanh cán nóng, tăng 32,6% so với tháng trước đó, cũng tăng 38,8% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, xuất khẩu sang Canada đạt 38.000 tấn, tăng so với 24.000 tấn tháng 5/2018 và 20.000 tấn tháng 6/2017, sang Mexico đạt 21.000 tấn, sang các nước khác đạt ít hơn 1.000 tấn.
Thanh cốt thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 6/2018 nước này đã xuất khẩu khoảng 46.000 tấn, tăng 72,1% so với tháng trước đó, cũng tăng 57,8% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, xuất khẩu sang Canada đạt 43.000 tấn, tăng so với 23.000 tấn tháng trước đó và 25.000 tấn cùng tháng năm ngoái, sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.
Thép thương phẩm: Theo thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 6/2018 nước này đã xuất khẩu khoảng 43.000 tấn thép thương phẩm, bao gồm thép chữ U, I, H, L và T, giảm 15,3% so với tháng trước đó nhưng tăng 32,9% so với cùng tháng năm ngoái.Trong số đó, xuất khẩu sang Canada đạt 35.000 tấn, giảm so với 41.000 tấn tháng trước đó, nhưng tăng so với 27.000 tấn cùng tháng năm ngoái, sang Mexico đạt 6.500 tấn, sang các thị trường khác ít hơn 1.000 tấn.
Thép: Số liệu từ Viện Sắt và Thép Mỹ, xuất khẩu thép của nước này trong tháng 6/2018 đạt 7,9 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng tháng năm ngoái nhưng giảm 0,8% so với tháng trước đó.Sản lượng thép của Mỹ trong 6 tháng năm 2018 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu của các nhà máy thép Mỹ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Sản lượng
Thép thô: Theo thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 28/7, sản lượng thép thô Mỹ đạt 1,84 triệu tấn, tăng 1,2% so với tuần trước đó, cũng tăng 5,9% so với cùng tuần năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 78,3%, tăng so với 74,3% cùng kỳ năm ngoái.Sau khi điều chỉnh, tính đến 28/7/2018, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 53,36 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Công suất sử dụng đạt 76,4%, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quặng sắt: Trong tháng 4/2018, Mỹ đã sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn quặng sắt, giảm 6,4% so với tháng trước đó và giảm 5,2% so với cùng tháng năm ngoái. Về xuất khẩu, trong tháng này Mỹ đã xuất khẩu khoảng 4,2 triệu tấn quặng sắt, tăng 207,3% so với tháng trước đó nhưng giảm 1,6% so với cùng tháng năm ngoái.
Thép thô: Theo thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 18/8/2018, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,86 triệu tấn, tăng 0,5% so với tuần trước đó, cũng tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 79,5%, tăng so với 75,8% cùng kỳ năm ngoái.Sau khi điều chỉnh, tính đến tuần kết thúc ngày 18/8/2018, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 59,14 triệu tấn năm 2018, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 77%, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính sách
Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá thép ống hàn đường kính lớn
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với thép ống hàn có đường kính lớn từ Canada, Hy Lạp, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ với tỉ lệ từ 3,5% đến 13,26%.DOC sẽ đưa ra quyết định cuối cùng đối với Ấn Độ từ 6/11/2018, và đối với Canada, Hy Lạp, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ từ 3/1/2019.Theo DOC, nhập khẩu thép ống hàn có đường kính lớn từ Canada, Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2017 đạt 179,9 triệu USD, 29,2 triệu USD; 10,7 triệu USD; 294,7 triệu USD; 150,9 triệu USD và 57,3 triệu USD theo thứ tự lần lượt.
Mỹ kiện Nga vì áp thuế 40% lên hàng hóa nhập khẩu
 Washington đã nộp đơn kiện lên tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vì Nga tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ sau khi Mỹ áp thuế lên mặt hàng nhôm vào thép của Nga.Theo Bộ Kinh tế Nga, Washington dường như đã hiểu nhầm động thái của Moscow. Cơ quan này khẳng định Nga tuân thủ các quy định của WTO.Hồi tháng 7, Nga tăng thuế nhập khẩu từ 25% lên 40% với một số hàng hóa Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington áp thuế lên các sản phẩm nhôm và thép xuất khẩu của Nga. Moscow cũng đã kêu gọi WTO giải quyết những tranh chấp liên quan tới thuế suất áp lên mặt hàng kim loại Nga.Biện pháp trả đũa của Nga chỉ nhằm vào lượng hàng hóa trị giá 87,6 triệu của Mỹ, trong khi thiệt hại mà Nga hứng chịu từ mức thuế suất Mỹ áp lên các sản phẩm nhôm và thép là 450 triệu USD. Danh mục hàng hóa Nga bị ảnh hưởng bao gồm máy móc làm đường, thiết bị khai thác dầu khí, kim loại, công cụ khoan đá và sợi quang học.
Moscow được cho là sẽ áp thuế lên 450 triệu USD hàng hóa Mỹ để đáp trả nếu WTO phán quyết rằng hành động áp thuế trước đó của Mỹ là phạm luật. Theo quy định hiện tại, một quốc gia có thể áp thuế lên tối đa 87,6 triệu USD hàng hóa của nước khác khi WTO chưa đưa ra quyết định cuối cùng.Đầu năm nay, Mỹ áp thuế 25 % lên các sản phẩm thép và 10 % lên sản phẩm nhôm nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó có Nga. Washington lý giải rằng động thái nhằm giải quyết những mối quan ngại liên quan tới an ninh quốc gia.Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã kiện Washington lên WTO, cáo buộc Mỹ đang áp dụng chính sách bảo hộ cho hàng hóa nước này.
Ngoài căng thẳng về thương mại, Moscow và Washington còn đang trải qua giai đoạn quan hệ ngoại giao tệ nhất từ thời Chiến tranh Lạnh. Những năm gần đây, Mỹ đã áp hàng loạt trừng phạt Nga với các cáo buộc như can thiệp vào nội bộ Ukraine, can thiệp bầu cử Mỹ.Mỹ áp thuế từ 58,75-172,51% đối với sản phẩm vành thép Trung Quốc.
 Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/8 tuyên bố đã đưa ra quyết định sơ bộ, theo đó Mỹ sẽ đánh thuế một số sản phẩm khung vành thép ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đã được trợ giá.Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Mỹ cho biết: “Bộ Thương mại sẽ hướng dẫn Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới thu tiền đặt cọc của các nhà nhập khẩu một số sản phẩm khung vành thép ô tô từ Trung Quốc dựa trên các mức đánh giá sơ bộ này".
Mỹ sẽ đánh thuế khung vành thép ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ ngày 27/8 tuyên bố đã đưa ra quyết định sơ bộ sẽ đánh thuế một số sản phẩm khung vành thép ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đã được trợ giá.Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Mỹ cho biết: “Bộ Thương mại sẽ hướng dẫn Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới thu tiền đặt cọc của các nhà nhập khẩu một số sản phẩm khung vành thép ô tô từ Trung Quốc dựa trên các mức đánh giá sơ bộ này".Trước đó, bộ trên đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá, dựa trên những than phiền của Accuride Corp ở Evansville, bang Indinana, và Maxion Wheels Akron LLC, ở Akron, bang Ohio, và xác định mức thuế chống trợ giá sơ bộ 172,51% là đối với công ty Zhejiang Jingu Ltd và công ty công nghiệp Shanghai Yata Ltd, còn mức mức thuế chống trợ giá 58,75% là đối với các sản phẩm khung vành thép của công ty Xiamen Sunrise Group Ltd và các nhà sản xuất-xuất khẩu khác của Trung Quốc.Theo kế hoạch, Bộ Thương mại sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 7/1/2019. Sau đó, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ sẽ đưa ra quyết định vào ngày 21/2/2019. Mỹ đã nhập khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc với trị giá khoảng 388 triệu USD trong năm 2017.
Nguồn: Vitic/Bloomberg

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710831218