Thứ bảy, 20-4-2024 - 8:38 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường lúa mỳ thế giới: Niên vụ 2016/17 tổng sản lượng lúa mì thế giới đạt 754,1 triệu tấn 

 Thứ hai, 26-6-2017

AsemconnectVietnam - USDA ước tính, niên vụ 2016/17 tổng sản lượng lúa mì thế giới đạt 754,1 triệu tấn, trong đó, các nước xuất khẩu lúa mì chủ yếu như Canada đạt 31,7 triệu tấn, Australia đạt 35 triệu tấn và Argentina đạt 17 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ lúa mì toàn cầu ước đạt 740,25 triệu tấn.

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 5/2017 đạt 400 nghìn tấn với giá trị đạt 85 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm 2017 đạt 2,1 triệu tấn và 441 triệu USD, tăng 37,9% về khối lượng và tăng 30,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 4 tháng đầu năm 2017 là Australia, chiếm tới 39,1%; tiếp đến là Canada chiếm 13,8%, thị trường Brazil chiếm 4,4%, thị trường Nga chiếm 3,2% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 0,1% tổng giá trị nhập khẩu lúa mì. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016, ngoại trừ thị trường Canada. Trong 4 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng gần 16 lần và giá trị tăng gần 12 lần.
Dự báo, trong niên vụ 2017/18, tổng sản lượng lúa mì thế giới sẽ đạt 739,53 triệu tấn, giảm 14,57 triệu tấn so với niên vụ trước, do các nước sản xuất lớn như Mỹ, Trung Quốc…giảm diện tích trồng lúa mì. Nhu cầu tiêu thụ lúa mì toàn cầu sẽ đạt 734,77 triệu tấn, lượng dư thừa sẽ vào khoảng 4,76 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là SNG với 43,02 triệu tấn, thứ hai là Nga với 29 triệu tấn, thứ ba là EU-27 với 23,5 triệu tấn, thứ tư là Canada với 19,55 triệu tấn, Mỹ với 17,23 triệu tấn,  Australia với 17 triệu tấn; Trung Quốc với 15 triệu tấn, Ukraine với 14,4 triệu tấn; Argentina với 11,5 triệu tấn, sau cùng là Kazakhstan với 6,1 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu  trên toàn cầu.
Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là  Bắc Phi với 27,48 triệu tấn, thứ hai là các nước Đông Nam Á với 23,34 triệu tấn, tiếp theo là Trung Đông với 20,49 triệu tấn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, sau cùng là Brazil với 6,1 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2017/18, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 28,35 triệu tấn; 24,75 triệu tấn; 18,73 triệu tấn;  và 7 triệu tấn.
Iraq: trả giá thấp nhất để đấu thầu mua 50.000 tấn lúa mì của Mỹ
Giá chào thấp nhất trong bản dự thầu của Hội đồng Ngũ cốc Iraq để mua ít nhất 50.000 tấn lúa mỳ là 267,17 USD/tấn đối với lúa mì có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Phiên đấu thầu tìm kiếm lúa mỳ từ Hoa Kỳ, Canada hoặc Australia và đóng cửa vào ngày 7/5 với các đợt chào bán vẫn còn hiệu lực cho đến ngày 11/5.
Không có đơn mua hàng nào được thực hiện.
Iraq đã tổ chức một số phiên đấu thầu mua lúa mì trong những tháng gần đây mà không thông báo mua hàng.
Chính phủ cho biết trong tháng Tư đã thương lượng các hợp đồng trực tiếp cho việc nhập khẩu gạo và lúa mì sau khi các hồ sơ thầu bị hủy bỏ gần đây. Iraq phải chịu gánh nặng tài chính do giá dầu thô tiếp tục giảm so với những năm trước và gánh nặng xung đột tiếp tục trong nước.
Một thương gia châu Âu cho biết: "Vẫn còn nhiều bất ổn về quá trình thu mua ở Irac và chỉ có bốn nhà kinh doanh tham gia đấu thầu".
Iraq nói với các nhà cung cấp gạo và lúa mì hồi tháng 3 rằng, họ sẽ trả cho hàng hoá của họ trong phần cung cấp mỗi lần, một động thái làm giảm số lượng người tham gia đấu thầu thu mua của họ.
Hơn 10 công ty kinh doanh đã tham gia đấu thầu lúa mì của Iraq.
Giá chào thấp nhất đối với lúa mì Canada trong hồ sơ dự thầu là 267,92 USD/tấn C & F. Giá chào thấp nhất đối với lúa mì của Úc là 271,17 USD/tấn C & F.
Pháp: FranceAgriMer dự báo triển vọng dự trữ lúa mì giảm
FranceAgriMer giảm dự đoán của họ về dự trữ lúa mì mềm cuối vụ của Pháp niên vụ 2016-2017 trong tháng thứ hai liên tiếp do cơ quan nông nghiệp này tăng triển vọng xuất khẩu từ nhà sản xuất lúa mỳ lớn nhất của Liên minh châu Âu.
FranceAgriMer cho biết trong số liệu cung và cầu được công bố hôm thứ tư (10/5), Pháp dự kiến ​​sẽ có 2,4 triệu tấn lúa mì mềm dự trữ vào cuối vụ hè niên vụ 2016-2017 vào ngày 30/6, so với 2,6 triệu ước tính vào tháng trước.
Dự đoán dự trữ giảm mức thấp nhất trong ba năm và giảm mạnh so với mức 3,3 triệu tấn cuối năm ngoái.
Dự trữ lúa mì của Pháp giảm đã được dự đoán trước rộng rãi sau khi nước này có vụ thu hoạch tồi tệ nhất trong ba thập niên vừa qua, nhưng việc triển vọng xuất khẩu đang cải thiện khiến thương nhân và các nhà phân tích giảm kế hoạch dự trữ.
FranceAgriMer tăng dự báo xuất khẩu lúa mì mềm của Pháp ngoài EU lên 5,2 triệu tấn so với mức 5,0 triệu tấn và tăng dự kiến xuất khẩu trong EU lên 5,8 triệu tấn so với mức 5,7 triệu tấn.
Olivia Le Lamer thuộc cơ quan ngũ cốc của France AgriMer nói với các phóng viên, tuy nhiên, bối cảnh bất thường của vụ lúa mì kém trong mùa này ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng, có nghĩa là các ước tính về cung và cầu trên thị trường vẫn còn rất khác nhau.
Dự trữ lúa mạch cuối vụ dự kiến ​​giảm nhẹ xuống còn 993,000 tấn, chủ yếu là do dự kiến tăng giao lúa mạch ​​trong EU lên 2,8 triệu tấn so với 2,7 triệu tấn.
Le Lamer cho biết, FranceAgriMer đã không thay đổi triển vọng xuất khẩu của mình bên ngoài EU với 2,4 triệu tấn, sau khi có sự điều chỉnh tăng vào tháng trước, nhưng nhu cầu mạnh từ Ả-rập Xê-út cho thấy mục tiêu này "dễ đạt được".
Nga: Xuất khẩu lúa mì Nga năm 2017/18 sẽ đạt 28,8 triệu tấn
Xuất khẩu lúa mì Nga năm 2017/18 sẽ đạt 28,8 triệu tấn; Xuất khẩu lúa mì từ Ukraine sẽ đạt 14,6 triệu tấn; Xuất khẩu lúa mì từ Kazakhstan sẽ đạt 7 triệu tấn.
Dự trữ ở mức cao, khiến xuất khẩu lúa mì Nga tăng lên mức cao kỷ lục trong năm marketing 2017/18, mặc dù sản lượng ở khu vực này suy giảm. Điều này đẩy xuất khẩu từ Ukraine suy giảm.
Nhìn chung, xuất khẩu từ Nga, Ukraine và Kazakhstan được dự báo sẽ giảm 3,3%, xuống còn 50,4 triệu tấn trong niên vụ sắp tới, bắt đầu từ ngày 1/7.
Khối lượng lúa mì được xuất khẩu thông qua khu vực biển Đen đến các khách hàng khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Dự kiến, sản lượng lúa mì năm 2017 của Nga, Ukraine và Kazakhstan sẽ giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 105,8 triệu tấn.
Nga hướng năm xuất khẩu 2017 đạt mức cao kỷ lục, bất chấp năng suất cây trồng ở mức thấp, nhưng được bù đắp dự trữ ở mức cao kỷ lục và giá cạnh tranh.
“Giá lúa mì Nga rẻ hơn 10-15 USD/tấn so với lúa mì có xuất xứ châu Âu giao hàng trong mùa hè. Đó là điều bình thường, do nhu cầu xuất khẩu hàng năm bắt đầu niên vụ”, Michel Portier, giám đốc điều hành công ty tư vấn nông sản Agritel Pháp cho biết.
Dự báo xuất khẩu lúa mì Nga năm 2017/18 sẽ đạt 28,8 triệu tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, với sản lượng dự kiến sẽ giảm 6,2%, xuống còn 68 triệu tấn. Trong năm hiện tại, Bộ nông nghiệp Mỹ dự kiến, xuất khẩu lúa mì Nga sẽ đạt 27,5 triệu tấn.
Dự báo xuất khẩu lúa mì Ukraine năm 2017/18 sẽ giảm xuống còn 14,6 triệu tấn so với 17,8 triệu tấn của USDA ước tính trong năm nay, trong khi dự báo sản lượng lúa mì năm 2017 sẽ đạt 24,5 triệu tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kazakhstan – nước sản xuất ngũ cốc lớn nhất Trung Á – được dự kiến sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn lúa mì, bao gồm bột mì, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng lúa mì giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 13,3 triệu tấn.
Không có sự thay đổi lớn đối với Kazakhstan, nhưng nước này có thể nâng doanh số xuất khẩu sang Iran, một thương nhân Đức cho biết.
Crưm xuất khẩu một số ngũ cốc nhưng nguồn cung phức tạp bởi rủi ro pháp lý, do sự sáp nhập bởi Moscow vào năm 2014.
Trong số đó, rủi ro bất ổn về tỉ giá đồng rup Nga so với đồng đô la Mỹ, do đồng rup tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn xa so với mức giữa năm 2014, khi đồng rup bắt đầu suy giảm.
“Do đồng rup tăng mạnh, những người nông dân tránh bán ra. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến dự trữ tăng mạnh”, Portier cho biết.
Các thương nhân cho biết, những thách thức về hậu cần và những quy định mới của Nga đã hạn chế thuế giá trị gia tăng, đẩy nguy cơ rủi ro và có thể ảnh hưởng đến hoạt động mua vào thị trường nội địa, nhưng không hạn chế xuất khẩu.
Tình hình địa chính trị cũng sẽ là 1 nhân tố tập trung vào quan hệ của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ về khủng hoảng Syria và quan hệ Kiev với Moscow.
Trong khi nguồn cung xuất khẩu sang Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, không chắc chắn đối với các thương nhân, do vấn đề mới đây xung quanh bệnh nấm mốc, Nga có thể đẩy mạnh vị thế tại Bắc Phi, nơi mà có thể tăng thị phần sau khi xuất khẩu của Pháp trong năm nay suy giảm, Gabriel Omnes, nhà phân tích tại công ty tư vấn Strategie Grains cho biết.
Giá lúa mì ổn định nhờ đồng ruble mạnh hơn và nhu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhà phân tích cho biết giá lúa mỳ của Nga ổn định vào tuần trước do đồng rúp tăng so với đồng USD và Thổ Nhĩ Kỳ đã khôi phục việc mua lúa mì vụ mùa mới sắp tới của Nga, cân bằng áp lực từ dự trữ cao và triển vọng tốt cho vụ mùa sắp tới.
Thổ Nhĩ Kỳ, theo truyền thống là nước mua lúa mì của Nga lớn thứ hai sau Ai Cập, đã tiếp tục nhập khẩu lúa mỳ từ Nga ngày 8/5, chỉ vài ngày sau khi tranh chấp thương mại với Moscow được giải quyết.
SovEcon, công ty tư vấn nông nghiệp của Nga cho biết: "Các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu bày tỏ sự quan tâm của họ đối với ngũ cốc Nga vào tuần trước sau khi tạm dừng một thời gian dài. Nhu cầu chủ yếu tập trung vào lúa mì từ vụ mùa mới này".
Hoạt động giao dịch đối với vụ mùa cũ thấp do Thổ Nhĩ Kỳ mua lúa mì nhiều của châu Âu khi các giao dịch với Nga bị đình trệ.
SovEcon cho biết, giá lúa mì biển đen của Nga với hàm lượng protein 12,5% với mức 184,50 USD/tấn FOB vào cuối tuần trước, không thay đổi so với một tuần trước đó. Đồng ruby ​​Nga tăng tuần trước do giá dầu tăng.
IKAR, một công ty tư vấn khác tại Matxcơva, báo giá lúa mì FOB tại khu vực Biển Đen ở mức 183 USD/tấn, giảm 1 USD so với tuần trước.
SovEcon đã ấn định mức giá cho vụ mùa mới giao tháng 7 - tháng 8 với giá 171 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước và IKAR - ở mức 173 USD, tăng 0,50 USD.
Theo IKAR, giá lúa mạch từ vụ mùa cũ ở mức 159 USD/tấn và vụ thu hoạch mới là 154 USD.
Bộ Nông nghiệp cho biết, Nga đã xuất khẩu 31,5 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 24,4 triệu tấn lúa mì, từ ngày 1/7 - ngày 10/5, tăng 1,1% so với năm trước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​Nga sẽ xuất khẩu 28 triệu tấn lúa mì niên vụ 2016-2017, kéo dài đến ngày 30/6. SovEcon lên kế hoạch cập nhật dự báo sau ngày 20/5, ước tính tháng 4 của họ là 27,1 triệu tấn.
SovEcon cũng cho biết, họ đã nâng dự báo của mình cho vụ mùa ngũ cốc của Nga năm 2017 lên 115,3 triệu tấn từ 113 triệu do số liệu cập nhật về diện tích gieo hạt và sản lượng. Dự báo vụ thu hoạch lúa mì này được nâng lên 70,4 triệu tấn so với mức 69 triệu tấn.
Trong thị trường nội địa, dự trữ thị trường cao được hình thành sau vụ mùa kỷ lục năm 2016, và vụ mùa lớn sắp tới năm 2017 tiếp tục gây áp lực lên giá. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất được cho là đã giữ lại hàng của họ với hy vọng nhìn thấy sự quay trở lại thị trường do việc tiếp tục mua của Thổ Nhĩ Kỳ.
SovEcon cho biết, giá lúa mì loại 3 nội địa không đổi so với tuần trước đó ở mức 9.225 rúp (163 USD/tấn) ở khu vực châu Âu của Nga trên cơ sở xuất kho. Nguồn cung xuất kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
Theo Bộ Nông nghiệp, tính đến ngày 12/5, nông dân đã gieo hạt vụ xuân trên 40,9% diện tích quy hoạch, hoặc 12,7 triệu ha.
Theo SovEcon, chiến dịch gieo ngũ cốc chậm hơn so với năm trước nhưng việc gieo lúa mì đang theo đà mức trung bình nhiều năm. Thời tiết lạnh ở một số khu vực trong 10 ngày đầu tháng 5 đã không có ảnh hưởng đáng kể nào đến điều kiện gieo trồng và không có nguy cơ thiệt hại lớn.
SovEcon cho biết, thị trường hướng dương tác động trở lại với việc mua lại của Thổ Nhĩ Kỳ: giá hạt hướng dương tăng 500 rúp lên 17.400 rúp/tấn, trong khi giá dầu hướng dương tăng 500 rúp lên 40.175 rúp và giá dầu xuất khẩu tăng 15 USD lên 710 USD/tấn.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước truyền thống mua dầu hướng dương hàng đầu của Nga.
Chỉ số giá đường trắng IKAR của miền Nam nước Nga tăng 4,5 USD lên 570,7 USD/tấn vào ngày 12/5.
(1 USD = 56.6130 rúp)
Ai Cập: GASC tìm kiếm mua lúa mì giao hàng từ ngày 15-24/6
Cơ quan Cung cấp Hàng hóa Ai Cập (GASC) đã tổ chức đấu thầu hôm thứ Ba (16/5) để mua một lượng lúa mì không xác định từ các nhà cung cấp toàn cầu giao hàng từ ngày 15-24/6.Ông Ahmed Youssef - Phó Chủ tịch của GASC cho biết, cơ quan này đang tìm kiếm mua lúa mì mềm và/hoặc xay từ Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Ba Lan, Argentina, Nga, Kazakhstan, Ukraine, Romania, Bulgaria, Hungary và Paraguay.
Các nhà thầu liên lạc với GASC vào buổi trưa giờ địa phương (10:00 GMT) vào Thứ Tư (17/5). Các kết quả sẽ được đưa ra sau 3:30 giờ địa phương trong cùng ngày. Giá đấu thầu lúa mỳ FOB, với cước phí vận chuyển riêng.
Bộ Cung ứng cho biết hôm Chủ nhật (21/5), Ai cập nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới đã thu mua được 2,33 tấn lúa mì từ nông dân địa phương kể từ khi vụ thu hoạch bắt đầu vào giữa tháng 4.
Bộ Nông nghiệp cho biết, họ sẽ trả cho nông dân 15 pound Ai Cập (0,83 USD/tấn) đối với lúa mì được đóng gói và vận chuyển trong túi đay và 10 pound/tấn đối với lúa mì được trữ trong xi-lô nằm cách xa khu vực sản xuất với trữ lượng trên 50%.
Ai Cập tiêu thụ 9,5 triệu tấn lúa mì để làm bánh mì trợ cấp - 4 triệu tấn từ thu hoạch địa phương và 5,5 triệu tấn từ lúa mì nhập khẩu.
Vụ thu hoạch địa phương kéo dài đến tháng 7 nhưng Bộ Cung ứng cho biết, họ dự định tiếp tục mua hàng quốc tế trong năm nay để tăng dự trữ chiến lược của nước này. (1 USD = 18,1000 pounds Ai Cập)
Ai Cập mua 2,9 triệu tấn lúa mì địa phương từ đầu vụ
 Phát ngôn viên Bộ Cung ứng cho biết, Ai Cập, nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã mua 2,9 triệu tấn lúa mỳ từ nông dân địa phương kể từ đầu vụ thu hoạch vào giữa tháng 4.
Thu mua địa phương vụ này kéo dài đến tháng 7 và Bộ này cho biết, họ đang nhắm mục tiêu từ 3,5 đến 4 triệu tấn lúa mì địa phương trong năm nay.
Ai Cập tiêu thụ 9,5 triệu tấn lúa mì để làm bánh mì trợ cấp, 4 triệu tấn từ vụ thu hoạch địa phương và 5,5 triệu tấn từ nhập khẩu.
Bộ Cung ứng cho biết, họ có kế hoạch tiếp tục mua hàng quốc tế trong năm nay trong mùa thu mua địa phương này để tăng dự trữ chiến lược của quốc gia.
Trong phiên đấu thầu gần đây nhất, cơ quan thu mua ngũ cốc nhà nước GASC đã mua 295.000 tấn lúa mì nhập khẩu hôm 17/5.
Người phát ngôn Mohamed Swede cho biết: "Điều này là bởi vì chúng tôi đang cố gắng nâng cao dự trữ chiến lược của quốc gia lên 6 tháng chứ không phải vì chúng tôi đang thiếu mục tiêu dành cho lúa mì địa phương, chúng tôi sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu 3,5 triệu tấn".
Nguồn: Reuters

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710733661