Thứ tư, 24-4-2024 - 13:51 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Đôi nét về thị trường da giày thế giới giữa tháng 1/2020 

 Thứ ba, 21-1-2020

AsemconnectVietnam - Xuất khẩu da Bangladesh giảm 10,6%. Tổng quan ngành công nghiệp giày dép Italia năm 2019. Ngành giày dép Bồ Đào Nha đưa ra kế hoạch hành động vì tính bền vững. Lương tối thiểu trong lĩnh vực da, giày dép Bangladesh tăng 32%.

Bangladesh:  Xuất khẩu da giảm 10,6%
Trong 6 tháng đầu năm tài chính mới, kim ngạch xuất khẩu của ngành da Bangladesh đạt tổng cộng 475,83 triệu USD, giảm 10,61% so với cùng kỳ năm trước đó. Ngành công nghiệp da bỏ lỡ mục tiêu tăng 10,48%. Xuất khẩu da thành phẩm đạt 65,8 triệu USD, giảm 27,34% so với cùng kỳ năm trước và bỏ lỡ mục tiêu tăng 18%. Xuất khẩu hàng hóa da đạt 125,7 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước đó và vượt mục tiêu đề ra 4,23%. Xuất khẩu giày da đạt 284,33 triệu USD, giảm 12,69% so với cùng kỳ năm trước đó. Giày da đóng góp phần lớn đối với kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp da, chiếm 59,75% thị phần trong 6 tháng đầu năm tài chính hiện tại. Doanh thu được tạo ra bởi xuất khẩu giày dép khác đạt 157,11 triệu USD, tăng 23,52% so với cùng kỳ năm trước đó, phù hợp với mục tiêu đề ra (tăng 0,96%). Chính phủ Bangladesh đã đặt mục tiêu xuất khẩu cho ngành da là 1,093 tỉ USD cho năm tài chính hiện tại. 
Italia: Tổng quan ngành công nghiệp giày dép năm 2019
Theo Assocalzaturifici, Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Italia, năm 2019 là năm thăng trầm của ngành công nghiệp giày dép Italia. Năm 2019 chứng kiến sản lượng giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2018, sức mua hộ gia đình giảm 3,3%, trong khi xuất khẩu tăng 6,7% về trị giá.
  Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Confindustria Moda, sức mua hộ gia đình đã giảm 3,3% về lượng trong 9 tháng đầu năm 2019, tương đương giảm 2,6% về trị giá. Phân khúc tăng trưởng duy nhất là giày thể thao (tăng 1,5% về lượng và 3,5% về chi tiêu). Doanh số bán giày cổ điển giảm cả giày nam (giảm 10% về lượng) và giày nữ (giảm 6%), mặc dù doanh số bán giày cao đến mắt cá chân và bốt cao vẫn duy trì ổn định.
  Xuất khẩu tăng trưởng tích cực, tăng 6,7% về trị giá do công việc được thực hiện theo hợp đồng đối với các thương hiệu xa xỉ, với sự sụt giảm nhẹ về lượng (giảm 0,8%) trong 8 tháng đầu năm 2019, giảm 4,2% đối với giày da và mức giá trung bình tăng 7,5%.
 Ngoài ra, có những dấu hiệu đáng khích lệ từ Thụy Sĩ (tăng 24,2% về trị giá), Pháp tăng 9% về cả lượng và trị giá, chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Italia, trong khi khó khăn kéo dài trong xuất khẩu sang Đức (giảm 8,7% về lượng), Nga giảm 18,5% và Trung Đông giảm 14%, Các Tiểu vương quốc Ả rập giảm 12,8%. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 11,6% về trị giá, xuất khẩu sang Viễn Đông tăng 9,2%. Tổng cộng Trung Quốc đại lục và Hồng Kông (TQ), hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 về trị giá, tăng 3,1% về lượng và 8,5% về trị giá.
  Báo cáo cũng cho thấy, khoảng cách ngày càng lớn giữa hiệu suất của các thương hiệu lớn và của các doanh nghiệp nhỏ sản xuất giày theo nhãn hiệu riêng, tạo thành xương sống chuỗi sản xuất giày dép của nước này.
  Tổng số các nhà sản xuất giày dép tại Italia trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 4.357 (ít hơn 148 so với năm trước và giảm 3,3%), trong khi số lượng lao động thực tế vẫn không thay đổi ở mức 75.474 (giảm 0,3% tương đương 200 lao động).
Bồ Đào Nha: Ngành giày dép đưa ra kế hoạch hành động vì tính bền vững
Hồi tháng 12/2019, Hiệp hội các nhà sản xuất giày, phụ kiện hàng hóa da (APICCAPS) đã đưa ra một kế hoạch hành động mới tập trung vào tính bền vững.
Bài thuyết trình diễn ra trong hội nghị do APICCAPS tổ chức và dành riêng cho chủ đề: Tính bền vững, thách thức và cơ hội.
Inês dos Santos Costa, Bộ trưởng Bộ Môi trường và João Torres, Bộ trưởng Thương mại, dịch vụ và bảo vệ người tiêu dùng có mặt trong dịp này.
Theo Luís Onofre, chủ tịch APICCAPS cho rằng, đây là một tài liệu độc đáo đối với nền kinh tế Bồ Đào Nha nhằm tạo ra một tư duy ngành có cấu trúc, để thực hiện một số lĩnh vực bền vững theo cách tích hợp. Theo sự phối hợp của cả APICCAPS và CTCP (Trung tâm công nghệ giày dép Bồ Đào Nha), tài liệu này sẽ là công cụ chính để tái định vị chiến lược của ngành trong kịch bản cạnh tranh quốc tế.
Kế hoạch hành động được chia thành 3 trụ cột cơ bản: Hành tinh, con người và công ty và đưa ra 12 biện pháp, được phân bối bởi hơn 50 hành động và mục tiêu là nhắm đến: “Ngành công nghiệp giày dép Bồ Đào Nha dẫn đầu trong việc phát triển các giải pháp bền vững”. Việc phát triển các vật liệu mới, dõi theo nguyên liệu thô, thông tin sản phẩm, môi trường của sản phẩm hoặc hiệu quả năng lượng là một số hành động.
Kết quả này chỉ có thể có được do sự kết hợp thành công giữa sự năng động của doanh nhân và các chính sách công cộng, dựa trên 3 yếu tố chính để duy trì và củng cố năng lực cạnh tranh: xúc tiến thương mại và tiếp thị, trình độ nhân sự, và đổi mới. Bồ Đào Nha đã trở thành nước sử dụng chủ yếu các công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp giày dép.
Bangladesh: Lương tối thiểu trong lĩnh vực da, giày dép tăng 32%
Tạp chí Jasmin Malik Chua cho biết, hội đồng lương tối thiểu Bangladesh đã nộp các khuyến nghị có thể tăng mức lương tối thiểu hàng tháng cho công nhân da và giày dép lên 7.100 takas (84 USD).
Hội đồng cũng đang đề xuất mức tăng 5% hàng năm cho lương cơ bản, tờ báo hàng ngày có trụ sở tại Dhaka cho biết.
  Mức lương đề xuất sẽ tăng 32% so với mức lương tối thiểu hàng tháng hiện tại là 3.652 takas (43 USD) đối với lĩnh vực này, được cố định lần cuối vào năm 2013.
  Hội đồng quản trị được thành lập vào tháng 9 bởi Bộ Lao động và việc làm, Md. Mominul Ahsan, giám đốc điều hành của Landmark Footwear, đại diện cho người sử dụng lao động và Md. Anisur Rahman, lãnh đạo của Apex Footwear, đại diện cho công nhân. Ngày 19/12/2019, hội đồng quản trị đã công bố đề xuất trên công báo Bangladesh công bố chính thức của quốc gia Nam Á với yêu cầu phản đối bằng văn bản hoặc đề xuất trong vòng 14 ngày.
Hội đồng đã phá vỡ mức lương tối thiểu 7.100 taka đối với công nhân hạng sáu thấp nhất bao gồm 3.500 taka lương cơ bản, 1.750 taka chi phí nhà ở, trợ cấp y tế 600 taka, trợ cấp đi lại 350 taka và trợ cấp thực phẩm 900 taka.
Hội đồng cũng đề xuất 5.500 taka (65 USD) trong tổng lương hàng tháng cho người lao động tập sự với việc thời gian học việc 3 tháng. Ngành da Bangladesh có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau may mặc. Từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, doanh thu xuất khẩu đạt 1,02 tỉ USD, giảm 6% so với năm tài chính trước đó, Cục Xúc tiến Xuất khẩu cho biết.
  Trong tháng 2, Tổ chức An toàn, Sức khỏe và Môi trường Nghề nghiệp, một nhóm bảo vệ lao động địa phương, đã cảnh báo rằng các công nhân da tại trung tâm thuộc da của Savar đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về an toàn và sức khỏe, do điều kiện làm việc không an toàn, bao gồm cả các biện pháp phòng ngừa an toàn xung quanh việc xử lý hóa chất.
T. Hường
Nguồn: Vitic tổng hợp từ nhiều nguồn

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710830975