Thứ năm, 25-4-2024 - 15:24 GMT+7  Việt Nam EngLish 

EVFTA thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may, da giày 

 Thứ tư, 14-11-2018

AsemconnectVietnam -  Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) dự kiến sẽ tạo cơ hộ vững chắc cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt trong ngành công nghiệp dệt may và giày dép.

Sau khi thỏa thuận có hiệu lực, thuế quan đối với nhiều mặt hàng sẽ giảm xuống còn 0%. Các chuyên gia cho biết, Việt Nam vẫn giữ 1 vị trí thuận lợi vì chi phí lao động và chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước láng giềng. Mặt khác, các sản phẩm may mặc và da của Việt Nam đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường EU.
 
Kim ngạch xuất khẩu dệt may và giày dép của Việt Nam dự kiến sẽ tăng đáng kể khi hàng rào thuế quan đang dần được loại bỏ.Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 35 tỉ USD trong năm 2018 là khá khả thi.
 
Các Hiệp định thương mại tự do đóng 1 vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là EU, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành dệt may Việt Nam sau Mỹ, thêm vào đó thỏa thuận thương mại hứa hẹn sẽ thúc đẩy ngành dệt may và da giày Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
 
Tuy nhiên, ông Giang cũng đã đề cập đến một số khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt khi họ phải nhập một lượng lớn nguyên liệu từ nhiều nước. Mỗi năm, ngành dệt may sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên liệu với khoảng 70% nhập khẩu từ Trung Quốc.
 
Để được hưởng mức thuế ưu đãi từ EVFTA, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa nếu họ không muốn thanh toán thuế quan bình thường, các quy định về xuất xứ là yếu tố quan trọng nhất trong EVFTA. Theo đó, các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ được sản xuất từ nguyên liệu trong nước hoặc các sản phẩm nhập khẩu từ EU và các nước khác đã ký hiệp định thương mại song phương với EU. Nếu Việt Nam đáp ứng các quy định về những vấn đề này, ngành dệt may có thể sẽ mạnh hơn trong tương lai.
 
Ông Nguyễn Đức Thuận, chủ tịch Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết, khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho khoảng 50 loại sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu.
 
Trong lĩnh vực này, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Các sản phẩm giày dép của Việt Nam sẽ được hưởng chênh lệch thuế từ 3,5% đến 4,2% khi xuất khẩu sang EU, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn.
EU cũng cung cấp các ưu đãi đơn phương cho một số lượng lớn hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam theo Hệ thống Ưu đãi Tổng quát (GSP), sẽ giúp giày dép của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với các sản phẩm đối thủ Trung Quốc trên thị trường EU.
 
Nhiều nhà sản xuất giày dép nước ngoài đã chuyển kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam để được hưởng lợi từ EVFTA.
 
Ông cho biết rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, và kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng liên tục qua các năm, đạt 14,6 tỉ USD năm 2017, chỉ từ 8,4 tỉ USD năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu năm nay của ngành dự báo sẽ đạt 19,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2017.
 
Tuy nhiên, ngành cũng đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu cho sản xuất, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất giúp ngành này cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Nguồn: Vitic/Bloomberg

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710866725