Saudi Arabia muốn thực hiện nhiều hơn để thúc đẩy giá dầu bằng cách giảm xuất khẩu của họ, nhưng vương quốc này đã sẵn sàng giảm nhiều hơn tại châu Á, nơi họ đang chi phối thị phần tại khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới. ">Saudi Arabia muốn thực hiện nhiều hơn để thúc đẩy giá dầu bằng cách giảm xuất khẩu của họ, nhưng vương quốc này đã sẵn sàng giảm nhiều hơn tại châu Á, nơi họ đang chi phối thị phần tại khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới. ">
 Thursday, April 25,2024 - 18:29 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Saudi Arabia mang gánh nặng cắt giảm sản lượng 

 Thursday, July 27,2017

AsemconnectVietnam - Saudi Arabia muốn thực hiện nhiều hơn để thúc đẩy giá dầu bằng cách giảm xuất khẩu của họ, nhưng vương quốc này đã sẵn sàng giảm nhiều hơn tại châu Á, nơi họ đang chi phối thị phần tại khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới. 

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho biết sau một cuộc họp của OPEC và các đồng minh ngày 24/7, Saudi Arabia sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô xuống 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8, giảm gần 1 triệu thùng/ngày so với năm trước.

Cam kết này được công nhận là do OPEC và các đồng minh ngoài OPEC, gồm Nga phải thực hiện nhiều hơn là chỉ tuân thủ cam kết với thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2016.

Đối với việc hạn chế sản lượng để giảm tồn kho dầu mỏ toàn cầu, các nhà sản xuất cũng sẽ phải hạn chế xuất khẩu.

Số liệu theo dõi tàu từ Thomson Reuters và các nhà cung cấp dịch vụ khác cho thấy việc cắt giảm xuất khẩu trong nửa đầu năm 2017 của OPEC và các thành viên bên ngoài tổ chức này không phù hợp với việc giảm sản lượng đã nêu.

Tuy nhiên, số liệu từ hai nhà nhập khẩu hàng đầu châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy rằng Saudi Arabia đang bị thiệt hại bởi việc cắt giảm nguồn cung dầu.

Trung Quốc đã nhập khẩu tương đương 8,56 triệu thùng dầu thô trong nửa đầu năm 2017, tăng 13,8% so với cùng kỳ một năm trước, theo tính toán dựa trên số liệu hải quan. Trong số đó Saudi Arabia đã cung cấp 1,07 triệu thùng/ngày, tăng chỉ 0,5% so với nửa đầu năm 2016.

Điều này có nghĩa là Saudi Arabia - nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2015, hiện nay giảm xuống vị trí thứ ba.

Nga đã cung cấp 1,18 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay, tăng 11,3% so với một năm trước, duy trì vị trí hàng đầu, trong khi Angola nhảy vào vị trí thứ hai với 1,09 triệu thùng/ngày, tăng 22% so với nửa đầu năm 2016.

Cả Nga và Angola đều tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng như Iraq, nước đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc 5,6% trong nửa đầu nay lên khoảng 720.000 thùng/ngày, trở thành nguồn nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4.

Cũng lo lắng từ quan điểm của Saudi Arabia là các nhà sản xuất bên ngoài thỏa thuận sản lượng cho thấy sự gia tăng mạnh trong nhập khẩu của Trung Quốc, với Brazil cung cấp 501.000 thùng/ngày, tăng 48% so với nửa đầu năm trước.

Vì việc hạn chế nguồn cung từ trong và ngoài OPEC, Trung Quốc đã quay lại dầu mỏ từ các nguồn cung cấp phi truyền thống, với nhập khẩu từ Anh chiếm khoảng 190.000 thùng/ngày, tăng 186% và từ Mỹ khoảng 123.500 thùng/ngày, tăng mạnh 1.248%.

Tại Ấn Độ với nhập khẩu từ Saudi Arabia giảm 8,4% nửa đầu năm 2017 xuống 759.100 thùng/ngày, đặt vương quốc này phía sau nguồn cung cấp mới hàng đầu là Iraq với 847.200 thùng/ngày, tăng 0,3%.

Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu từ Iran 57,8% thành 539.500 thùng/ngày, trong khi nhập khẩu từ Angola tăng 9,5% thành 128.600 thùng/ngày, theo số liệu từ Thomson Reuters.

Trong khi không phải là một nhà cung cấp chính cho Ấn Độ, Brazil đã cung cấp 107.300 thùng/ngày trong nửa đầu năm, tăng 82,5%. Nhập khẩu từ Mexico, một nhà sản xuất khác không tham gia thỏa thuận, tăng vọt 62,4% thành 133.700 thùng/ngày.

Số liệu nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy rằng Saudi Arabia đang từ bỏ thị phần trong khi một số đồng minh của họ thì không.

Câu hỏi đặt ra là liệu quan điểm của vương quốc này có bền vững không, và họ sẽ chuẩn bị cắt giảm xuất khẩu sang các khách hàng chủ chốt trong bao lâu trong khi những nước khác dường như không như vậy.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

  PRINT     BACK


 © Vietnam Industry and Trade Information Center ( VITIC)- Ministry of Industry and Trade 
License: No 56/GP-TTDT issued by the Ministry of Information and Communications.
Address: Room 605, 6 th Floor, The Ministry of Industry and Trade's Building, No. 655 Pham Van Dong Street, Bac Tu Liem District - Hanoi.
Tel. : (04)38251312; (04)39341911- Fax: (04)38251312
Websites: http://asemconnectvietnam.gov.vn; http://nhanhieuviet.gov.vn
Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com 

 

Hitcounter: 25710871235