Thứ sáu, 26-4-2024 - 2:35 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Ấn Độ nên suy nghĩ lại về việc phản đối tham gia thỏa thuận thương mại tự do khu vực 

 Thứ sáu, 31-1-2020

AsemconnectVietnam - Không phải là một phần của thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - sẽ là một sai lầm đối với Ấn Độ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 11/2019, cho rằng thoả thuận này sẽ không có lợi cho đất nước của ông. Tuy vậy, gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar gợi ý rằng Ấn Độ có thể đánh giá lại quyết định của mình đã thổi bùng sức sống mới với hy vọng hiệp định có thể được ký kết trong năm nay. Các cuộc đàm phán có thể được tái khởi động không phải nhằm mục đích gây tổn hại cho sự tăng trưởng và phát triển của Ấn Độ hoặc lấy đi lợi ích của nhóm đối tác quan trọng. “Ấn Độ đã không đóng cửa đối với hiệp định RCEP. Các quốc gia thành viên RCEP bao gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã cùng nhau tạo nên một lực lượng kinh tế đáng gờm. Bốn trong số 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Ấn Độ, ở vị trí thứ năm, sau Trung Quốc và Nhật Bản, ở vị trí thứ hai và thứ ba, là thành viên sẽ tăng thêm sức nặng cho hiệp định này. Mối quan tâm về cạnh tranh là lý do tại sao New Delhi rời đi sau bảy năm đàm phán.
Trung Quốc là mối quan tâm lớn nhất của Ấn Độ. Thủ tướng Modi lo ngại rằng việc tham gia RCEP và giảm hoặc loại bỏ thuế quan thì hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Ấn Độ, ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực sản xuất và việc làm vốn đang khó khăn và tăng trưởng kinh tế. Các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho các công ty nhà nước được coi là mang lại lợi thế không công bằng. Nông dân sữa Ấn Độ lo lắng về việc trao đặc quyền thương mại tự do cho các đối thủ cạnh tranh của Úc và New Zealand.
Quá trình cải cách kinh tế của Thủ tướng Modi đang đi theo xu hướng ngày càng bảo hộ. Cách tiếp cận như vậy có phần nào tiêu cực. Chỉ sau khi tự do hóa kinh tế vào năm 1991, Ấn Độ mới bắt đầu gặt hái được mức tăng trưởng ấn tượng hàng năm, giảm tỉ lệ dân số nghèo đói từ 50% dân số xuống còn 20%. Từ mức tăng trưởng cao kỷ lục 11,4 phần trăm được ghi nhận trong quý I của năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ đã liên tục giảm. Trong quý III/2019, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ là 4,5%, mức thấp nhất trong sáu năm.
Trong hoàn cảnh như vậy, chuyển sang hội nhập kinh tế với động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu Đông Á là điều rất có ý nghĩa. Thực tế các quốc gia trong khu vực đã chỉ ra, hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu thông qua thương mại là con đường đảm bảo cho sự thịnh vượng. Tham gia RCEP sẽ giảm các rào cản không chỉ đối với các sản phẩm hoàn chỉnh, mà cả các yếu tố đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất, trong khi mang lại lợi ích đặc biệt cho ngành dịch vụ. Điều quan trọng, hiệp định này cũng sẽ buộc Ấn Độ phải cạnh tranh. Chủ nghĩa bảo hộ phải được đặt sang một bên, tham gia RCEP là lợi ích của Ấn Độ.

Long Giang
Nguồn: Vitic/ scmp.com

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710881806