Thứ năm, 18-4-2024 - 16:23 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường hạt tiêu tháng 11: Giá nội địa và hoạt động xuất khẩu trầm lắng 

 Thứ sáu, 14-12-2018

AsemconnectVietnam - Tháng 11/2018, giá tiêu tại thị trường nội địa giảm ở hầu khắp các vùng nguyên liệu, cùng với đó hoạt động xuất khẩu cũng suy giảm cả lượng và trị giá so với tháng trước đó.

Thị trường hạt tiêu trong nước trong tháng 11/2018 biến động. So với tháng trước, giá hạt tiêu tại Đồng Nai giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 55.000 đồng/kg; Đăk Lăk và Đăk Nông giảm 4.000 đồng/kg xuống mức 56.000 – 57.000 đồng/kg; tại Gia Lai giảm 5.000 đồng/kg xuống còn 55.000 đồng/kg.
Nguyên nhân bởi thị trường vẫn chịu sức ép giảm giá do nhu cầu thấp, nguồn cung dư thừa.
Dự báo, giá tiêu thời gian tới có thể sẽ chững lại hoặc biến động giảm nhẹ khi nhiều khu vực ở Việt Nam – nước sản xuất tiêu lớn nhất trên thế giới bắt đầu vào vụ thu hoạch mới.

Dẫn nguồn tin từ Bộ NN&PTNT, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, do các năm trước giá tiêu tăng cao nên nông dân ồ ạt trồng tiêu khiến diện tích loại cây trồng này tăng nhanh, từ 16.452 ha năm 2016 lên 17.178 ha hiện nay (tăng 726 ha); đứng thứ ba cả nước sau Đăk Lăk, Đăk Nông.
Niên vụ 2016 – 2017, sản lượng tiêu Bình Phước 33.676 tấn, tuy nhiên sản lượng tiêu năm 2017 – 2018 chỉ còn 18.739 tấn, giảm hơn 40% so với năm 2017.

Tại huyện Lộc Ninh, từ cuối năm 2016 đến nay, mưa trái mùa xuất hiện thường xuyên trên diện rộng đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng ra bông của cây tiêu, đặc biệt là giống tiêu Vĩnh Linh. Toàn tỉnh hiện trồng khoảng 70% giống tiêu Vĩnh Linh, còn lại là các giống Ấn Độ, tiêu trung, tiêu sẻ….
Hiện giá tiêu giảm mạnh dao động từ 55.000 – 58.000 đồng/kg cũng là nguyên nhân khiến nông dân ít chăm sóc và đầu tư vào cây tiêu làm sâu bệnh phát triển mạnh. Từ đầu năm 2018, toàn tỉnh Bình Phước có hơn 570 ha hạt tiêu bị bệnh chết nhanh, làm sản lượng tiêu giảm đáng kể, tập trung ở các huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Hớn Quản.

Về hoạt động xuất khẩu, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kết thúc tháng 11/2018 cả nước đã xuất khẩu được 12,5 nghìn tấn, trị giá 38,8 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và 14,7% trị giá so với tháng 10/2018 – đây là tháng thứ ba liên tiếp lượng tiêu xuất khẩu suy giảm.
Như vây, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 11/2018 lượng tiêu xuất đạt 220,3 nghìn tấn, trị giá 718,6 triệu USD, tăng 8,9% về lượng nhưng kim ngạch sụt giảm 32,5% so với cùng kỳ năm 2017; giá xuất bình quân đạt 3261,9 USD/tấn, giảm 37,96%

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 18,56% lượng tiêu xuất khẩu, đạt 40,8 nghìn tấn, trị giá 142,71 triệu USD, tăng 12,05% về lượng nhưng giảm 31,84% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 10/2018, lượng tiêu xuất sang thị trường này đạt 2,96 nghìn tấn, trị giá 9,66 triệu USD, giảm 21,37% về lượng nhưng tăng 0,08% trị giá so với tháng 10/2018.

Thị trường lớn đứng thứ hai là Ấn Độ với lượng xuất 18,95 nghìn tấn, trị giá 59 triệu USD, tăng 29% về lượng nhưng giảm 18,41% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 11/2108 xuất khẩu sang Ấn Độ đều tăng cả lượng và trị giá so với tháng 9/2018, tăng lần lượt 53,28% và 49,25% đạt 1,23 nghìn tấn đạt 3,33 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân giảm 2,17% chỉ đạt 2.698,72 USD/tấn.

Kế đến là Pakistan đạt 9,78 nghìn tấn, trị giá 30,35 triệu USD, tăng 18,77% về lượng nhưng giảm 28,52% trị giá so với 11 tháng năm 2017.
Đối với các nước EU, lượng tiêu xuất khẩu sang đây chiếm 11,7%; Các nước Đông Nam Á chiếm 8,6%.

Nhìn chung, 11 tháng năm 2018 lượng tiêu xuất khẩu sang thị trường phần lớn đều tăng trưởng, chiếm 65,38% trong đó xuất khẩu sang thị trường Ba Lan tăng vượt trội, tuy chỉ đạt 1,8 nghìn tấn, trị giá 6 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng 93,25% về lượng và 22,59% trị giá. Ngoài ra, xuất sang thị trường Ukrain cũng có lượng tăng khá 53,14% đạt 1,83 nghìn tấn, nhưng kim ngạch chỉ đạt 5,29 triệu USD, giảm 4,65%.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ lại sụt giảm mạnh, 39,56% về lượng và 61,97% trị giá tương ứng với 2,53 nghìn tấn với 7 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 11 tháng năm 2018
Thị trường
10T/2018
+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Hoa Kỳ
40.897
142.719.641
12,05
-31,84
Ấn Độ
18.953
59.077.719
29
-18,41
Pakistan
9.787
30.359.892
18,77
-28,52
Saudi Arabia
9.326
27.167.531
-26,49
-55,11
Đức
7.463
27.841.483
6,07
-34,76
Ai Cập
7.021
19.032.710
-6,12
-42,65
Hà Lan
6.069
25.731.833
3,6
-31,04
Thái Lan
4.817
19.345.275
22,35
-24,55
Philippines
4.750
12.420.208
22,77
-21,4
Hàn Quốc
4.671
16.182.838
1,81
-39,63
Anh
4.162
16.913.851
6,17
-34,93
Nga
3.861
10.722.569
-8,83
-47,85
Nhật Bản
2.933
13.794.608
28,75
-24,02
Pháp
2.577
8.829.894
21,79
-27,93
Canada
2.561
9.460.811
11,01
-29,53
Thổ Nhĩ Kỳ
2.536
7.005.858
-39,56
-61,97
Nam Phi
2.452
8.828.923
-0,41
-37,17
Tây Ban Nha
2.306
7.912.261
-23,06
-51,73
Australia
2.054
8.319.773
1,73
-32,21
Ukraine
1.830
5.292.375
53,14
-4,65
Ba Lan
1.803
6.008.944
93,25
22,59
Singapore
1.740
5.670.838
110,4
20
Malaysia
1.115
4.104.969
-13,43
-43,57
Italy
958
3.351.885
-9,11
-45,53
Kuwait
515
1.769.011
11,96
-30,33
Bỉ
448
1.870.555
-17,65
-54,03
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
 Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710694474