Thứ năm, 25-4-2024 - 5:14 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2018 

 Thứ ba, 16-10-2018

AsemconnectVietnam - Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, riêng tháng 9/2018 xuất khẩu 360.188 tấn, thu về 173,94 triệu USD, giảm mạnh 40,6% về lượng và giảm 41,4% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong 9 tháng đầu năm đạt 502,8 USD/tấn, tăng 13,7% so với 9 tháng đầu năm 2017.

Gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang  thị trường Trung Quốc 1,13 triệu tấn, tương đương 580,88 triệu USD, chiếm trên 23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, sụt giảm 37,2% về lượng và giảm 27,7% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá gạo xuất sang Trung Quốc tăng 15,2%, đạt 515,4 USD/tấn. Riêng trong tháng 9/2018 gạo xuất sang Trung Quốc tăng mạnh 22,7% về lượng và tăng 30,9% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 110.497 tấn, tương đương 51,03 triệu USD.

Indonesia là thị trường tiêu thụ gạo lớn thứ 2 của nước ta, xuất khẩu sang thị trường này 9 tháng đầu năm nay tăng đột biến gấp 50,2 lần về lượng và tăng gấp 67,1 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 770.968 tấn, tương đương 361,91 triệu USD. Giá xuất khẩu tăng 33,7%, đạt trung bình 469,4 USD/tấn.  

Philippines – thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam đạt 654.577 tấn, tương đương 298,45 triệu USD, tăng 32,4% về lượng và tăng 51,9% về kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Tiếp sau đó là thị trường Malaysia đạt 452.628 tấn, tương đương 203,94 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và tăng 24,7% về kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Trong số các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam 9 tháng đầu năm nay, thì có 1/2 số thị trường tăng kim ngạch và 1/2 số thị trường xuất khẩu sụt giảm. Trong đó, xuất khẩu gạo tăng rất mạnh ở các thị trường như: Ba Lan tăng 357% về lượng và tăng 422% về kim ngạch, đạt 2.989 tấn, tương đương 1,74 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 331,4% về lượng và tăng 369,3% về kim ngạch, đạt 4.547 tấn, tương đương 2,61 triệu USD; Pháp tăng 277,8% về lượng và tăng 197,6% về kim ngạch, đạt 801 tấn, tương đương 587.709 triệu USD.

Các thị trường xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh là: Senegal giảm 99,6% về lượng, đạt 93 tấn; Brunei giảm 88%, đạt 1.945 tấn; Chile giảm 93%, đạt 309 tấn; Bangladesh giảm 91,7%, đạt 19.709 tấn; Ukraine giảm 80,7%, đạt 1.046 tấn; Bỉ giảm 79,9%, đạt 521 tấn.

Tuy kết quả XK những tháng đầu năm khả quan nhưng nhiều chuyên gia dự báo, kim ngạch XK gạo thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm gạo Thái Lan, Campuchia… Ở các thị trường XK, việc gạo nếp bị áp thuế đến 50% khi XK vào thị trường Trung Quốc dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. XK gạo sang Indonesia trong những tháng cuối năm 2018 cũng được dự báo chững lại khi Chính phủ Indonesia vừa hủy quyết định nhập khẩu 600.000 tấn gạo, sau khi Bộ Nông nghiệp nước này dự báo sản lượng gạo năm nay đạt 83 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với năm ngoái. Thị trường Philippines có quyết định mở thầu vào trung tuần tháng 10, nhưng chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm gạo phẩm cấp thấp.

Tuy nhiên, tình hình XK gạo cũng được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi khi Chính phủ vừa thông qua Nghị định 107/2018/NĐ-CP về XK gạo (có hiệu lực từ ngày 1/10/2018) thay thế cho Nghị định 109/2010/NĐ-CP. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp (DN) XK gạo, với sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, đặc biệt là việc cắt giảm nhiều thủ tục hành chính của Nghị định 107 sẽ tạo cho DN sự hứng khởi khi tham gia vào thị trường XK gạo chất lượng cao, ổn định. Cánh cửa XK rộng mở, DN sẽ yên tâm và đầu tư hơn cho vùng nguyên liệu của mình. Những người tham gia thị trường, ngay cả nông dân cũng sẽ phải thay đổi nhận thức, tư duy trong trồng lúa và XK gạo theo hướng gắn bó hơn với các DN, sản xuất ra thị trường các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… để cung ứng cho DN XK gạo.

Mục tiêu của Bộ Công Thương là thúc đẩy XK gạo, góp phần tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân. Ứng phó hiệu quả với diễn biến tình hình tại thị trường tập trung truyền thống, trọng điểm và các thị trường mới, tiềm năng. Hướng đến các mục tiêu về lượng, trị giá, cơ cấu chủng loại, tỷ lệ gạo XK trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam, cơ cấu thị trường đã đề ra tại Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2018
Thị trường
9T/2018
+/- so với cùng kỳ*
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Tổng cộng
4.892.939
2.460.270.872
5,94
20,45
Trung Quốc
1.127.152
580.884.343
-37,21
-27,65
Indonesia
770.968
361.911.557
4,922,59
6,613,49
Philippines
654.577
298.450.772
32,37
51,93
Malaysia
452.628
203.935.560
7,69
24,69
Ghana
297.855
172.607.880
2,55
12,96
Iraq
210.000
120.060.000
208,72
255,77
Bờ Biển Ngà
171.581
100.407.518
-15,38
11,57
Hồng Kông (TQ)
64.428
36.644.416
51,7
67,66
Singapore
64.158
35.940.761
-15,47
-4,86
U.A.E
35.376
19.456.562
12,21
19
Bangladesh
19.709
8.475.965
-91,65
-91,47
Đài Loan (TQ)
14.068
7.004.237
-46,49
-39,65
Mỹ
14.048
8.958.616
-17,94
-3,68
Algeria
11.500
5.163.968
-66,39
-61,31
Nga
7.822
3.487.305
-62,98
-57,29
Australia
7.604
5.078.561
0,17
17,25
Thổ Nhĩ Kỳ
4.547
2.614.236
331,4
369,26
Angola
3.767
2.119.312
-73,01
-60,28
Ba Lan
2.989
1.739.173
357,03
422,17
Nam Phi
2.775
1.580.456
-49,37
-35,71
Hà Lan
2.756
1.521.015
-12,12
8,45
Brunei
1.945
860.903
-87,99
-86,84
Ukraine
1.046
619.904
-80,65
-73,19
Pháp
801
587.709
277,83
197,63
Tây Ban Nha
693
361.882
-9,29
6,13
Bỉ
521
304.734
-79,86
-71,45
Chile
309
240.538
-92,96
-86,21
Senegal
93
56.953
-99,62
-99,29
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
 Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710852085