Thứ sáu, 19-4-2024 - 20:17 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng mạnh nhất 

 Thứ năm, 22-3-2018

AsemconnectVietnam - Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu khắp các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh nhất 332%.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 2/2018 sụt giảm rất mạnh 43,5% so với tháng đầu năm, đạt 437,19 triệu USD.

Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1,21 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, riêng sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 849,95 triệu USD, chiếm 70,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, tăng 11% so với cùng kỳ.

Trong 2 tháng đầu năm nay có 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, với kim ngạch trên 100 triệu USD đó là: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU.
Trong đó, xuất sang Mỹ đạt 474,49 triệu USD, chiếm 39,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Xuất sang Trung Quốc 170,14 triệu USD, chiếm 14%, tăng 4,7%; xuất sang thị trường Nhật Bản 169,51 triệu USD, chiếm 14%, tăng 14%; Hàn Quốc 124,42 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 33%; EU 140,29 triệu USD, chiếm 11,6%, tăng 2,9%.

Nhìn chung, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng đầu năm nay sang hầu khắp các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh nhất 332%, đạt 2,91 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tăng mạnh ở một số thị trường như: Phần Lan tăng 291,5%, đạt 0,46 triệu USD; Thụy Sĩ tăng 279%, đạt 0,7 triệu USD; Séc tăng 243%, đạt 0,63 triệu USD; Malaysia tăng 76,4%, đạt 10,33 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu giảm mạnh ở một số thị trường: Hồng Kông giảm 62%, đạt 0,96 triệu USD; Áo giảm 52,3%, đạt 0,12 triệu USD; Cô Oét giảm 41%, đạt 0,72 triệu USD.
Ngành gỗ đặt mục tiêu XK đồ gỗ và lâm sản trong năm 2018 đạt 9 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này cũng như các năm tiếp theo, ngành lâm nghiệp đã đề ra nhiều nhóm giải pháp.

Thứ nhất
 là nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách: Sẽ hoàn thiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (4 Nghị định, 7 Thông tư) hướng dẫn Luật Lâm nghiệp năm 2017; đồng thời sẽ kiến nghị Bộ NN&PTTN và các ngành sửa đổi một số cơ chế, chính sách.
Nhóm giải pháp thứ hai là phát triển nguồn nguyên liệu. Để đạt kim ngạch XK đồ gỗ và lâm sản 9 tỷ USD cần khoảng 34 triệu m3 gỗ nguyên liệu gồm: Gỗ khai thác rừng trồng tập trung khoảng 18-19 triệu m3, gỗ nhập khẩu khoảng 9 triệu m3, còn lại là gỗ cao su và gỗ rừng trồng phân tán 6 triệu m3.

Bên cạnh việc NK gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp, Tổng cục Lâm nghiệp xác định sẽ thúc đẩy, khuyến khích thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, từng bước cung cấp gỗ nguyên liệu có chứng chỉ cho hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ cho XK.

Nhóm giải pháp thứ ba là về chống gian lận thương mại. "Hiện chính sách thuế của chúng ta rất thông thoáng với các mức áp dụng cho NK gỗ nguyên liệu là 0%, XK gỗ thô, gỗ xẻ là 5-25%. Tuy vậy, một số DN làm ăn không chân chính đã hạ giá XK một số mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ để nộp thuế ít đi. Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị thực hiện việc chống gian lận giá XK theo quy định tại Nghị định số 10/2018 ngày 15/1/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương”, ông Trị nói.

Giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống XK đồ gỗ như: Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Nhóm giải pháp thứ tư được triển khai là tăng cường truyền thông, thông tin cơ chế chính sách của các nước để DN biết thực hiện, đồng thời tăng cường hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2018 -
ĐVT: USD
Thị trường
T2/2018
(+/-%)T2/2018 so với T1/2018
2T/2018
(+/-%) 2T/2018 so với cùng kỳ
Tổng kim ngạch XK
437.186.586
-43,51
1.210.253.425
13,16
Mỹ
157.338.939
-50,41
474.489.311
14,65
Trung Quốc
66.593.495
-36,06
170.140.312
4,73
Nhật Bản
67.001.593
-34,44
169.510.553
15,39
Hàn Quốc
46.275.864
-40,85
124.420.119
33,13
Anh
17.247.021
-39,8
45.891.908
6
Canada
8.004.348
-49,39
23.802.783
9,82
Australia
8.935.475
-39,13
23.562.358
8,33
Pháp
7.828.779
-48,23
22.880.739
29,33
Đức
9.098.263
-27,68
21.548.236
-16,92
Hà Lan
6.693.338
-33,11
16.677.393
11,26
Malaysia
3.263.047
-53,89
10.332.901
76,38
Ấn Độ
3.891.125
-8,63
8.149.802
1,8
Đài Loan
2.365.320
-56,48
7.799.283
-12,9
Tây Ban Nha
2.432.889
-30,79
5.948.259
-0,42
Italia
2.221.470
-36,55
5.722.414
-18,41
Thụy Điển
2.377.169
-28,86
5.718.739
-17,82
Bỉ
1.799.897
-53,46
5.667.107
13,55
Thái Lan
1.410.128
-61,91
5.112.262
68,34
Ả Rập Xê Út
1.331.134
-49,53
3.968.409
69,65
Đan Mạch
1.468.338
-37,7
3.827.422
3,58
Ba Lan
1.277.123
-45,05
3.601.175
12,55
U.A.E
1.262.795
-42,62
3.464.204
3,85
New Zealand
1.133.586
-46,34
3.246.162
25,34
Singapore
968.077
-56,73
3.205.362
28,31
Thổ Nhĩ Kỳ
1.026.647
-45,39
2.906.623
331,95
Mexico
556.567
-30,83
1.361.198
-4,4
Nam Phi
252.230
-75,95
1.300.836
29,29
Campuchia
208.810
-77,97
1.156.474
13,19
Hy Lạp
419.983
-38,47
1.102.593
-20,26
Hồng Kông
433.680
-17,32
958.233
-61,99
Nga
339.168
-36,56
873.808
-12,33
Na Uy
280.012
-49,57
835.222
23,77
Cô Oét
211.522
-58,75
724.345
-41,1
Thụy Sỹ
389.005
18,31
703.647
279,05
Séc
305.264
-6,28
630.989
242,98
Bồ Đào Nha
95.902
-75,92
494.166
-28,44
Phần Lan
153.935
-49,09
456.352
291,54
Áo
64.616
16,03
120.274
-52,28
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
 Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương ( VITIC)
Giấy phép của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - Bộ Thông tin và Truyền Thông số 56/GP-TTDT

Địa chỉ: Phòng 605, tầng 6, tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:(04) 39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312

Email: Asem@vtic.vn; Asemconnectvietnam@gmail.com
Ghi rõ nguồn "AsemconnectVietnam.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25710721141