TPP: Cơ hội thúc đẩy thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế

 
Nhìn chung, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi có nhiều cơ hội kinh doanh lớn nhất trên thế giới, chiếm 60% GDP toàn cầu và 50% thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động thương mại với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, Tổng thống Obama đang mong muốn được Quốc hội Mỹ trao quyền đàm phán nhanh (TPA) để kết thúc thành công quá trình đàm phán TPP.
TPP là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao hơn nếu so với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mexico và Mỹ.
Tổng giá trị thương mại hàng hóa, dịch vụ hiện tại và tiềm năng giữa Mỹ với các nước thành viên TPP sẽ vượt quá tổng giá trị thương mại giữa Mỹ và các nước có ký kết FTA với Mỹ như Australia, Singapore, Hàn Quốc và NAFTA.
Ban đầu, TPP là một hiệp định thương mại tự do giữa Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Sau đó, TPP nhanh chóng được mở rộng ra 12 quốc gia, trong đó có Mỹ. TPP được coi là một hiệp định thương mại toàn diện, tiêu chuẩn cao, tự do hóa thương mại gần như tất cả hàng hóa và dịch vụ. TPP xóa bỏ thuế quan mạnh mẽ hơn so với các cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), làm tăng khả năng ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước thành viên khác của WTO cũng như các nước chưa phải là thành viên WTO. Đặc biệt, đối với Mỹ, TPP sẽ thúc đẩy tiếp cận thị trường Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam và một số nước khác. Mỹ đã có các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia thành viên TPP. Theo Đại diện Thương mại Mỹ, TPP được kỳ vọng mang lại nhiều tác động tích cực, môi trường pháp lý thêm minh bạch và nhất quán, các quy định mới mang tính đột phá về doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ và công bằng, phát triển mạnh nền kinh tế kỹ thuật số.
Đối với Mỹ, TPP sẽ làm GDP của nước này tăng thêm 50 tỷ USD vào năm 2015 và lên tới 140 tỷ USD vào năm 2025. Trên thực tế, nhờ tự do hóa thương mại thông qua TPP, tất cả các quốc gia thành viên TPP sẽ tăng được đáng kể GDP kim ngạch xuất khẩu:
- Tính chung, năm 2025, TPP sẽ giúp GDP các nước thành viên tăng thêm 590 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia thành viên TPP tăng trung bình 2,5% - 37,3%.
- Nhật Bản là nước có được nhiều lợi ích nhất từ TPP khi GDP tăng thêm 119 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 176 tỷ USD vào năm 2025 nhờ đầu tư nước ngoài tăng mạnh và tự do hóa lĩnh vực đầu tư, dịch vụ của Nhật Bản.
Các doanh nghiệp nhỏ, thương mại quốc tế. TPP
tăng cường quan hệ thương mại, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một trong những yêu cầu đầu tiên của TPP là cắt giảm 90% tất cả các dòng thuế giữa các nước thành viên vào năm 2016. Bằng cách giảm các rào cản thương mại như thuế suất cao, Mỹ và các nước trong TPP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tham gia nhiều hơn vào thương mại quốc tế.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ hiểu rõ hơn về những vấn đề mà họ phải vượt qua trong
quá trình cạnh tranh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn cầu. Tại một hội nghị bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vừa qua, đại diện các doanh nghiệp nhỏ cho rằng những rào cản quan trọng đang phải đối mặt liên quan đến thuế quan, quy tắc xuất xứ khác nhau trong các hiệp định thương mại, thủ tục hải quan phức tạp, các hàng rào pháp lý và phi thuế quan, những khó khăn trong việc thực hiện các quy định pháp luật tiếp cận thông tin về các thị trường nước ngoài.
Từ thực tiễn các hiệp định thương mại tự do trong quá khứ, chúng ta có thể thấy tự do hóa thương mại đã mở đường cho Mỹ tăng khả năng cạnh tranh và giá trị xuất khẩu. Ví dụ, theo Phòng Thương mại Mỹ, NAFTA đã giúp gia tăng tổng kim ngạch thương mại của Mỹ bao gồm cả xuất khẩu:
-
Năm 2010, hơn 122.000 doanh nghiệp nhỏ của Mỹ có hoạt động xuất khẩu sang Canada và Mexico, chiếm hơn 95% tổng số các nhà xuất khẩu Mỹ sang thị trường NAFTA.
-
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đạt 78 tỷ USD năm 2009, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp nhỏ trên toàn thế giới.
Hiện nay, 98% tất cả các nhà xuất khẩu và 97% tất cả các nhà nhập khẩu của Mỹ là doanh nghiệp nhỏ, chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và 31,5% giá trị nhập khẩu hàng hóa.
- Với sự
trợ giúp của TPP, các doanh nghiệp nhỏ sẽ có cơ hội tận dụng lợi thế từ giảm thuế thúc đẩy tiếp cận thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
Tập trung vào châu Á. TPP sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Mỹ một số đối tác thương mại chính. Các đối tác thương mại chính này chiếm 40% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa 25% tổng kim ngạch thương mại dịch vụ của Mỹ. Do TPP tập trung vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ sẽ có cơ hội khẳng định vai trò đầu kinh tế trong khu vực. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, đồng thời là một trong các nước đàm phán TPP nhưng chưa có hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ. Hiện nay, Nhật Bản chiếm 6% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và 7% tổng kim ngạch thương mại dịch vụ của Mỹ. Tự do hóa thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ có thể làm tăng đáng kể sự thâm nhập của các doanh nghiệp Mỹ vào nền kinh tế Nhật Bản, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ hiện đang bị các mức thuế cao cản trở.
Kết luận. Cũng giống như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP sẽ những tác động tích cực đến các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường thế giới. Một số lượng rất lớn các nhà xuất khẩu Mỹ là doanh nghiệp nhỏ nên năng lực cạnh tranh của Mỹ cũng là năng lực cạnh tranh của khối các doanh nghiệp nhỏ.

L.Giang
Nguồn: bloomberg.com